STEM và vai trò của công nghệ nói chung, công nghệ thông tin nói riêng trong khai mở tư duy người học, bài 2
. “Qua chương trình trải nghiệm diễn ra sáng ngày 20/6/2020 tại Trường; điều trước tiên tôi nhận thấy STEM thường giải quyết các vấn đề sát thực tiễn, qua đó đưa kiến thức khoa học, công nghệ đến học sinh. Tôi sẽ vận dụng cách này khởi động của một số chuyên đề dạy học bộ môn hóa học.
Cách đặt câu hỏi theo cách STEM rất hay, thường tôn trọng các ý tưởng của học sinh và khéo léo định hướng ý tưởng khoa học cho học sinh. STEM là sự tích hợp, liên môn nên tôi nghĩ bản thân mình cần phải tự tìm tòi học hỏi, bổ sung thêm các kiến thức về khoa học, công nghệ” – Cô giáo Tống Thị Việt Hà, giáo viên Hóa lớp 8, trường: THCS Sào Nam) nhìn nhận.
Trong bối cảnh, mô hình STEM hướng đến vai trò không thể thiếu của ứng dụng công nghệ vào quy trình dạy – học, giải quyết vấn đề. Công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin – truyền thông được đặt ở vị trí giúp học sinh phát triển tốt hơn và học tích cực hơn.
Điều này sẽ khiến các em ý thức hơn và tránh xa việc sử dụng công nghệ để gian lận (trong học tập và thi cử). Các em tự mình sử dụng công nghệ một cách phù hợp và thích hợp hơn.
Chẳng hạn sử dụng công nghệ kết nối (internet) để tìm kiếm thông tin, tài liệu học tập, làm quen với thư viện điện tử và giáo trình số. Trên nền tảng này các em cũng dễ dàng chia sẻ điều mình quan tâm, đề xuất giải quyết một vấn đề với Thầy, cô, bạn bè. Dần dà các em sẽ khẳng định học sinh là trung tâm của việc dạy và học.
 Các Thầy cô tham gia chương trình trải nghiệm sáng 20/6/2020. Tại chương trình trải nghiệm, diễn ra hôm 20/6/2020, Trung tâm STEM SQUARE đã có sự chuẩn bị chu đáo để các Thầy, cô cùng thực nghiệm một số ứng dụng STEM Science (khoa học) và STEM Robotics.
Nhanh chóng nhận thức rằng, để trở thành một giáo viên chuyên nghiệp, với yêu cầu giảng dạy học sinh bây giờ khó hơn nhiều so với trước. Các Thầy, cô trường THCS Sào Nam đã thích thú cùng trải nghiệm, làm chủ công nghệ (theo mô hình STEM) để sau này hỗ trợ học sinh. Điều này cũng nhắc nhở chính mình, rằng:
Người Thầy phải cập nhật phương pháp giảng dạy thường xuyên, vận dụng linh hoạt phương pháp học tập theo định hướng STEM; cách thiết kế bài giảng (hay giờ học) theo mô hình STEM, vừa được trang bị – trải nghiệm – mới có thể dạy tốt.
 Để trở thành một giáo viên trước yêu cầu mới, việc giảng dạy học sinh bây giờ khó hơn nhiều so với trước… “Bản thân tôi là một giáo viên dạy Vật lý. Tôi thấy STEM ứng dụng được trong môn học của mình rất nhiều. Không quá phức tạp như lắp ráp robotic hay thiết lập các máy móc thiết bị tự động, tôi có thể hướng dẫn học sinh thực hiện các thí nghiệm đơn giản liên quan đến bài học. Học sinh sẽ được chia thành nhiều nhóm cùng thực hiện một nội dung thí nghiệm, quay video kết hợp trình bày kết quả trên giấy A0.
Ngoài áp dụng trong môn học, tôi nghĩ xây dựng các hoạt động ngoài giờ như Vật lý muôn màu, hội thi khoa học kỹ thuật giữa các em học sinh trong trường cũng là một trải nghiệm rất thú vị và bổ ích,giúp tìm kiếm những tài năng khoa học, sáng tạo” – Cô giáo Tiểu Linh, trường THCS Sào Nam chia sẻ.
Cô giáo trẻ Huỳnh Thị Ngọc Trang chân thành bày tỏ: Là một giáo viên mới, đây là lần đầu được tham gia tập huấn chuyên đề STEM, tôi cảm thấy khá thích thú và hào hứng, tôi cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực cũng như niềm tin, khát khao được đưa STEM vào dạy học trong nhà trường từ các Thầy, các bạn giáo viên tại trung tâm STEAM SQUARE.
Đến với buổi tập huấn, tôi được nghe, được thực hành, hiểu biết nhiều hơn về giáo dục STEM, hiểu được tầm quan trọng của nó trong việc phát triển năng lực một cách toàn diện cho học sinh, thay vì chỉ học nhiều lý thuyết mà ít vận dụng vào thực hành, thực tế như trước đây.
Từ việc hiểu được tầm quan trọng của giáo dục STEM, tôi cũng khát khao, mong muốn tôi, các giáo viên khác trong và học sinh của trường THCS Sào Nam đều có cơ hội được tiếp cận với giáo dục STEM một cách sớm nhất. Chắc chắc cả Thầy, cô và học trò đều thu hoạch được nhiều kết quả.
T.Ngọc
|