Chào mừng bạn ghé thăm Website Trường THCS Sào Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

TIÊU ĐIỂM

❤️Chào mừng 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/1931-26/3/2024❤️

         

Hội trại tháng 3

         

LIÊN ĐỘI SÀO NAM - TÂY HỒ KẾT HỢP TỔ CHỨC SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG ĐỊNH KÌ NĂM HỌC 2023-2024 CHỦ ĐỀ : YÊU SAO YÊU ĐỘI 🌟🌟🌟🌟🌟🌟🌟🌟🌟

         

🌿Trường THCS SÀO NAM: Tuyên truyền phòng chống ma tuý và bạo lực học đường- vì một môi trường an toàn, lành mạnh🌿

         

🍀🍀🍀Thực hiện chương trình công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi năm học 2023-2024. 🍀🍀

         

🏵️ Mỗi tuần 01 câu chuyện đẹp, 01 cuốn sách hay, 01 tấm gương sáng 🏵️

         
 

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN

  TRANG NHẤT  THƯ VIỆN VÀ THIẾT BỊ

  Bản tin cập nhật ngày 29/10/2015 (GMT+7)

Giới thiệu sách chủ đề Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.2015: ĐẠO HỌC VỚI TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ

Kính thưa BGH , quí thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta, một dân tộc có bốn nghìn năm Văn hiến, nổi tiếng hiếu học, biết trọng chữ nghĩa. Tục ngữ có câu “ Không Thầy đố mày làm nên” để bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo, để tôn vinh công lao, sự đóng góp to lớn của các thầy cô cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người. Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, thư viện giới thiệu tác phẩm “Đạo học với truyền thống tôn sư” do Nguyễn Văn Năm biên soạn và tuyển chọn và do nhà xuất bản Giáo dục phát hành, sách dày 418 trang.

“Đạo học với truyền thống tôn sư” là một tập sách đề cập đến mối quan hệ thầy trò thông qua cái nhìn hệ thống về lịch sử phát triển của nền giáo dục Việt Nam, để chứng minh cho những truyền thống cao quý đó, tác giả đã cố gắng phát họa chân dung thầy trò trong từng giai đoạn lịch sử với mong muốn các thế hệ tiếp theo có thể tìm thấy từ đây những tấm gương, những bài học ứng xử tốt đẹp trong và ngoài môi trường sư phạm.
Nội dung tập sách gồm 4 chương :
Chương I : Trao đổi về truyền thống tôn sư trọng đạo xưa và nay. Nói về nền giáo dục Việt Nam thời phong kiến; nền giáo dục Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8/1945 và nhiệm vụ giáo dục sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
 Giáo dục Việt Nam từ 1858 đến 1945 có những người thầy tiêu biểu như : Phan Chu Trinh-người thầy với cuộc vận động Duy Tân, thầy giáo Nguyễn Tất Thành, thầy giáo Ca Văn Thỉnh và những học trò tiêu biểu như : Ngô Quang Bích-người học trò dũng khí, Tú Xương-người học trò mang nhiều mâu thuẫn xã hội.
Đó là những câu chuyện rất bình dị nhưng vô cùng cảm động về công lao, về những tấm lòng của thầy cô giáo đối với thế hệ học trò bằng những phương pháp giáo dục rất đặc trưng, giản dị nhưng lại vô cùng hiệu quả. Ngược lại, là sự chân thành biết ơn, lòng kính phục vô bờ bến của thế hệ học trò đối với thầy cô giáo, những người đã và đang cống hiến hết khả năng và công sức, trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục. Tiêu biểu là câu chuyện ngắn về tấm gương người học trò hiếu nghĩa –Ngô Lý đã chứng minh truyền thống tôn sư trọng đạo của học trò đối với thầy cô.
Câu chuyện như sau :
“ Ngô Lý quê ở thôn Cẩm Sa, phủ Điện Bàn (Nay là xã Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam) nhà rất nghèo, cha Lý mất sớm, mẹ tảo tần bán trầu cau ở chợ Cẩm Sa nuôi con ăn học. Mới ngày đầu vào học, Ngô Lý xin học mỗi ngày một buổi. Trong quá trình học tập, Ngô Lý có buổi đi trễ, chân còn bùn nhơ, mồ hôi thấm đẫm áo. Gương mặt lúc nào cũng lo lắng. Ngô Lý phụ mẹ bửa cau, rửa trầu, đi đặt lờ, úp tôm, tác cá, được con nào đều đem bán lấy tiền mua giấy bút để học. Nấu cơm tối, cơm khuya, tranh thủ ánh sáng lửa bếp Lý đọc kinh, sử. Các bạn của Lý còn cho biết những nổi khổ cực của Lý còn nhiều hơn thế nữa, nhưng Lý vẫn cố gắng đi học và học giỏi. Khoa thi năm Mậu Tuất (1898) ông đỗ phó bản.
Ông Lý sau khi đỗ vội viết thư báo tin cho thầy dạy mình là cụ Hoàng Giáp Phạm Như Xương. Trên đường vinh quy bái tổ, khi về đến Cẩm Sa còn cách nhà thầy hơn trăm mét, ông bảo thuộc hạ dừng lại dưới gốc cây bên đường, sửa lại áo mão cân đai cho chỉnh tề để vô bái tạ ơn thầy. Vào hiên nhà thầy, ông Lý bước thẳng đến án thư, sụp lạy rồi ôm chầm lấy chân thầy, gọi thầy trong tiếng nấc nghẹn ngào.”
Theo thông lệ, thường thì sau khi thi đỗ Ngô Lý phải về nhà để bái lạy tổ tiên trước. Nhưng Ông đã làm cử chỉ là đến ngay nhà Thầy để tạ ơn Thầy trước, rồi mới về nhà. Điều này thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo của cậu học trò Ngô Lý.
Chương II : Trao đổi về câu “Tiên học lễ, hậu học văn”

Bàn về chữ Lễ:
Chưa ai khảo cứu về sự ra đời của chữ Lễ, theo cảm tính có thể ai cũng hiểu Lễ là gì, song nếu đi sâu vào khái niệm thì không phải ai cũng dễ dàng cắt nghĩa nó. Tuy nhiên chúng ta có thể nêu ra cách hiểu khái quát nhất về chữ Lễ : Lễ là tập hợp những nguyên tắc, nguyên tắc ứng xử giữa người và người trong một cộng đồng xã hội nhất định. Là những khôn phép hợp với đạo lý làm người mà ai cũng phải tuân theo. Như con phải có hiếu với cha mẹ, trò phải có nghiã với thầy cô.
Ngày nay, hoàn cảnh xã hội có nhiều thay đổi phát triển. Các hình thức nghi lễ dân gian vẫn được bảo tồn. Tuy nhiên nó được sửa đổi cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới. Bên cạnh đó vẫn có người sử dụng các nghi lễ như là một lợi khí để vinh thân, phì gia. Ví dụ : “Phú quý sinh lễ nghĩa”.
Trong nhà trường, chữ Lễ vẫn tiếp tục được đề cao. Đề cao chữ Lễ, nghĩa là đề cao cái đức của con người thay vì đề cao cái trí. Tuy nhiên chữ Lễ trong nhà trường hiện nay không hiểu hoàn toàn giống như chữ Lễ trong Ngũ thường. Ngày xưa học trò đến trường là học cả văn lẫn lễ. Ngày nay cũng vậy, trước kia người ta không phân chia tách bạch 2 bộ môn này thì nay vai trò chữ Lễ thể hiện rất rõ ở bộ môn đạo đức và giáo dục công dân. Lễ trong nhà trường dành cho học sinh còn được hiểu rộng thêm về tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, vượt khó, sống có hoài bão, lí tưởng và làm tròn bổn phận của người học sinh.
Bàn về chữ Văn :
Sau học lễ là học văn. Chữ Văn trong “Tiên học lễ, hậu học văn” là nhằm chỉ toàn bộ tri thức nhân loại tích lũy được mà người đọc cần tiếp thu. Tri thức nhân loại là một kho báu, để chiếm lĩnh nó người học đòi hỏi phải trả giá bằng một quá trình học tập lao động không mệt mỏi. Học lễ giúp ta thành nhân, học văn giúp ta thành tài. Tuổi học sinh luôn đứng trước một cung điện đầy ánh sáng của tri thức, thiếu tri thức cung điện ấy có thể trở thành cái hang u tối.
Nhà văn Lỗ Tấn nói “Ở đời làm gi có đường, đường do con người đi mà thành”. Đối với tri thức cũng vậy. Không ai khi sinh ra đã nắm bắt và có đầy đủ sự hiểu biết. Cái hiểu hiểu biết mà họ có được đã phải trải qua quá trình học tập lâu dài. Học vẫn chưa đủ, cái khó không ở chỗ học, mà ở chỗ vận dụng như thế nào cái kiến thức mà người học có được vào cuộc sống cho có kết quả và kết quả ấy sẽ luôn đem lại niềm vui cho học sinh, nó trở thành động lực thúc đẩy quá trình học tập của học sinh.
Chương III : Tập hợp 91 bài viết của các nhà văn, nhà báo, các học giả, phụ huynh về truyền thống tôn sư trọng đạo có tính giáo dục cao.
Tôn ở đây có nghĩa là sự tôn kính, sự ngưỡng vọng cao độ. Đạo là đạo lý, là đạo nghĩa ở đời. Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ngày xưa dân mình tuy nghèo nhưng rất hiếu học, nên công ơn dạy dỗ của thầy cô đã được khắc ghi vào tim óc. Ngày nay, chúng ta quyết noi theo truyền thống cũ tốt đẹp của ông cha truyền lại, đề cao tinh thần tôn sư trọng đạo.
Thật ra, không có Thầy Cô giáo nào đặt nặng đến việc đền ơn đáp nghĩa của học trò. Thầy Cô chỉ mong học trò siêng năng học tập, ngoan ngoãn vâng lời, khi ra đời phải sống thanh cao lương thiện, để sớm thành người có ích cho xã hội sau này.
Chương IV : Lời kết.
Với đạo lý Á Đông “Uống nước nhớ nguồn” và với truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, tác phẩm “Đạo học với truyền thống tôn sư” được nhà xuất bản Giáo dục phát hành là cách thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn đối với các thế hệ Thầy Cô và cũng để chứng minh một quan điểm đã được đúc kết từ ngàn xưa :
“Không Thầy đố mày làm nên”.
Trên đây là bài giới thiệu sách của thư viện SÀO NAM , nhân dịp chào mừng kỉ niệm 33 năm ngày nhà giáo việt Nam xin kính chúc thầy cô sức khỏe, các em học tốt đạt nhiều thành tích trong học tập . Xin kính chào.

THƯ VIỆN SÀO NAM

Quay lại In bản tin Gửi bản tin cho bạn  

 CÁC TIN LIÊN QUAN:

GIỚI THIỆU SÁCH: TÌNH MẪU TỬ (23/10)
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 4/2017 CUỐN SÁCH: " MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI" (02/04)
GIỚI THIỆU SÁCH: TÌNH MẪU TỬ (01/03)
MỪNG ĐẢNG ĐÓN XUÂN 2017 (11/01)
Giới Thiệu sách tháng 12/2016 Chủ đề : Kỷ niệm 72 năm ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: ( 22 - 12 - 1944 . 22 - 12 - 2016). (29/11)
Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí lớp 9 (11/11)
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 11/2016 (02/11)
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 10 - 2016. (28/09)
Trang thư viện điện tử quận hải châu (16/09)
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 9 năm học 2016 - 2017. (09/09)
Giới thiệu sách hay tháng 04/2016: (27/04)
Bài Giới thiệu sách Tháng 03/2016 : Biết ơn Cha mẹ của tác giả Trung Kiên (09/03)
Bài Giới thiệu sách Tháng 03/2016 : Biết ơn Cha mẹ của tác giả Trung Kiên (09/03)
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 01& 02/2016 (08/01)
Giới thiệu sách tháng 12 (01/12)

 

Xem tin ngày:

 

TÌM KIẾM THÔNG TIN

Nhập từ khoá cần tra cứu

Chọn:

   

XEM LỊCH

 

LIÊN KẾT NHANH

 
Văn bản   Tham luận
     
 

Thời khoá biểu   Lịch công tác
     
 
Giáo án   Phần mềm
     

LIÊN KẾT WEBSITE

THÔNG TIN ONLINE

Số lần đã truy cập: 2071404

  Đang truy cập: 47

 Trang thông tin điện tử trường THCS Sào Nam

Địa chỉ: 52 Lê Hồng Phong, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0511.3897808

 

Thiết kế bởi Phạm Đức Tuấn